Giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ – XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG, VĂN HÓA, GIÁO DỤC

 

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1/ Vị trí địa lý, kinh tế- xã hội.

Nam bình  là một xã miền núi với diện tích là 8058 Ha trong đó 2108 Ha là đồi núi, có 9 thôn. Theo Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Bộ trưởng  Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc và miền núi về việc công nhận xã Thuận Hạnh là một xã vùng 2 còn nhiều khó khăn.

Dân số trên toàn xã là 8369 nhân khẩu hẩu chủ yếu là người dân ở hai tỉnh Ninh Bình và nam định sinh sống . Điều kiện tự nhiên, sinh sống, giao thông đi lại của các còn nhiều khó khăn.

Đặc điểm về kinh tế xã hội: Kinh tế của xã Nam bình còn nhiều khó khăn, vị trí địa lý quan trọng gần đường quốc lộ 14, an ninh trật tự ổn định.

Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp là chính, vị trí địa lý quan trọng trong.

2/ Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục

Truyền thống cách mạng mang trong mình tinh thần, ý chí cách mạng của dân tộc Việt Nam. Các dân tộc anh em cùng chung sống tham gia vào các cuộc kháng chiến.

Từ sau giải phóng phong trào học tập của nhân dân có khởi sắc vì được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương. Cụ thể có rất nhiều con em trong xã đậu các trường Đại học có tiếng trên đất nước ta. Toàn xã có xây dựng một quỹ khuyến học giúp đỡ những em học sinh nghèo vượt khó.

 

II/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.

1/ Thuận lợi khi thực hiện  phổ cập giáo dục THCS

– Công tác phổ cập GDTHCS được Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm và chỉ đạo rất chặt chẽ. Cụ thể:  Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đến nay đã đảm bảo số lượng giáo viên tiểu học và THCS. Chất lượng độ ngũ về trình độ đào tạo và chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên.

– Công tác phổ cập GDTHCS được toàn xã hội  quan tâm ủng hộ.

– Sự nghiệp giáo dục xã Nam Bình được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ban, nghành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân quan tâm chăm lo phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng đào tạo.

Hệ thống trường lớp được xây dựng, phát triển rộng khắp các địa bàn ở các cấp học, bậc học. Cơ sở vậy chất nhà trường nhất là vùng đặc biệt khó khăn  được quan tâm đầu tư xây dựng bằng các chương trình: kiên cố hoá trường lớp, dự án giáo dục tiểu học vùng khó khăn, trong xã đang tham mưu cấp trên xây dưng trường THCS Nguyễn Công Trứ  và THCS Trần Phú thành trường chuẩn quốc gia.

Đời sống kinh tế, văn hoá xã hội  của nhân dân trong thời kỳ đổi mới được cải thiện đáng kể, nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong xã ngày càng cao.

Công tác tuyên truyền vận động được các cấp, ban nghành tham gia ủng hộ tuyên truyền tới tận thôn xóm

2/ Những khó khăn khi thực hiện  phổ cập giáo dục THCS

-Do đặc điểm là xã vùng 2 còn nhiều khó khăn, diện tích chủ yếu là đồi núi dân cư sống phân tán theo địa hình  thôn cách xa nhau, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn. nhiều thôn diện tích đất rộng nhưng dân cư thưa thớt, ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh, dẫn đến hiện tượng học sinh bỏ học nhiều. Đây là trở ngại lớn cho công tác phổ cập.

– Do nhận thức của một số phụ huynh chưa cao. Tình trạng học sinh đi học lớp 1 chậm so với tuổi ở vùng cao còn phổ biến. Một số thôn chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ cập GDTHCS nên chưa có biện pháp tích cực để huy động người học trong độ tuổi đến trường. Mặt khác do nhận thức của người dân ở một số vùng chưa đầy đủ nên việc làm giấy khai sinh cho con chậm và không chính xác về ngày tháng năm sinh, tên đệm ..v..v nên khó khăn cho công tác điều tra, thống kê.

– Do trình độ dân trí chưa được cao nên nhiều gia đình kinh tế khó khăn phải cho con nghi học để đi làm kinh tế

– Nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền và một số Hiệu trưởng trường THCS, về mục tiêu phổ cập GDTHCS chưa đầy đủ, vì vậy công tác chỉ đạo còn thiếu liên tục, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, việc phối hợp, huy động các tổ chức trên địa bàn chưa hiệu quả. Chất lượng giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn còn thấp, tiến độ phổ cập chậm. chất lượng chưa cao.

– Một số chế độ chính sách của nhà nước dành cho vùng khó khăn còn chậm.

PHẦN THỨ HAI

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC

TRUNG HỌC CƠ SỞ

 

I/ Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, HDND, UBND

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thức hai BCH TW Đảng khoá VIII về giáo dục và đào tạo; trước thực trạng về giáo dục đào tạo của tỉnh, nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu tình hình mới, Tỉnh uỷ Đăk Nông đã ban hành Nghị quyết thực hiện phổ cập GDTHCS ở thị xã, thị trấn và các xã có điều kiện.

Căn cứ chỉ thị số 02/CT/HU, ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Huyện ủy Đak Song, về việc đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

 

*Ban chỉ đạo cấp huyện, thị xã và cấp xã

– Để thống nhất sự chỉ đạo và thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động mọi tổ chức xã hội tham gia cùng với ngành giáo dục thực hiện mục tiêu phổ cập. Ban chỉ đạo công tác phổ cập và xây dựng trường  THCS chuẩn quốc gia của  xã được kiện toàn.

– Ban chỉ đạo phổ cập GDTHCS xã, được thành lập và kiện toàn với nòng cốt là cán bộ quản lý, giáo viên các trường cơ sở đã nghiêm túc triển khai kế hoạch, chương trình giáo dục theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành và kế hoạch phổ cập của xã, hàng năm tổ chức tuyên truyền vận dộng duy trì sĩ số, mở lớp và duy trì lớp bổ túc, tổ chức điều tra thống kê, lập hồ sơ phổ cập, làm nhiệm vụ phổ cậo giáo dục trên địa bàn.

 

II/ CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀI TẠO THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS.

  1. Phát triển mạng lưới giáo dục

Những năm qua, được sự quan tâm cấp uỷ, chính quyền các cấp, xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học trong toàn xã, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.

Từ năm 2004 toàn xã chỉ có 4 trường đến nay toàn xã có 7 trường với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý lớn mạnh hơn.

Các thiết bị dạy học cũng được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục trang bị cho các trường trong xã.

2/ Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

+ Về cán bộ quản lý: Năm 2013  có 11 cán bộ quản lý, các CBQL đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của nhà nước.

+  Về giáo viên:142

Tiểu học   59

THCS      53

Mầm non: 30

Cơ cấu giáo viên dạy theo đúng chuyên môn của mình.

Toàn xã có một giáo viên chuyên trách phổ cập.

Công tác phát triển đảng viên trong trường học được các cấp uỷ đảng tiếp tục quan tâm chỉ đạo nhằm tăng cường lực lượng cốt cán thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học.

3/ Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập

Một trong những giải pháp hiệu quả để tiến hành công tác phổ cập THCS là phối hợp phương thức giáo dục chính quy và phương pháp giáo dục không chính quy, giao chỉ tiêu thực hiện việc mở lớp bổ túc THCS, huy động trẻ trong độ tuổi phổ cập cho đơn vị hàng năm.

– Ban chỉ đạo phổ cập GDTHCS cấp xã có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các thôn bản, vận động học sinh trong độ tuổi phổ cập đã bỏ học vào học các lớp bổ túc THCS và duy trì lớp.

– Các nhà trường trong xã thực hiện “một hội đồng hai nhiệm vụ” vùa giảng dạy chính khoá, vừa thu hút tối đa thanh niên trong độ tuổi phổ cập ra lớp đúng độ tuổi phổ cập ra lớp bổ túc. Phân công giáo viên phối hợp với các trưởng thôn, bản vận động các đối tượng duy tri lớp bổ túc.

– Trường THCS hỗ trợ sách giáo khoa, sách hướng dẫn ôn tập cho học sinh học bổ túc.

– Các chế độ cho Giáo viên dạy bổ túc văn hóa cũng được Phòng Giáo dục quan tâm giải quyết.

*các biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với với công tác phổ cập giáo dục. Ban chỉ đạo xã tập trung chỉ đạo các thôn còn lại chưa đạt chuẩn và nâng chất lượng giáo dục để duy trì các thôn đạt chuẩn.

Đẩy mạnh phát triển giáo dục mầm non, nhất là mầm non nông thôn. Thực hiện tốt ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”, làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.

Duy trì củng cố vững chắc kết quả xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học- CMC.  Đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học ĐĐT.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện học tập tốt cho học sinh. Tiếp tục mở các lớp bổ túc văn hoá để thu hút thanh thiếu niên trong độ tuổi được học trình độ THCS, tạo điều kiệnc ho các em được học tiếp chương trình THPT và học nghề.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường, nghiêm túc triển khai chủ trương của ngành về thực hiện bồi dưỡng, phụ đạo có hiệu quả cho học sinh yéu kém, nhằm đạt được chất lượng thực chất.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm đạt hiệu quả của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Coi trọng công tác tổ chức điều tra đến hộ gia đình, cập nhật số liệu đối tượng phổ cập hàng năm, làm tốt hơn nữa công tác thống kê số liệu, xây dựng kế hoạch phổ cập, lập hồ sơ phổ cập chính xác, chất lượng.